• Loading...
Sách là nguồn của cải quý báu của thế giới và là di sản xứng đáng của các thế hệ và các quốc gia. (Henry David Thoreau)
 
Những bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý về chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
Ngày xuất bản: 15/08/2016 7:39:43 SA

Xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ  vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN là hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam. Bảo vệ vững chắc chủ quyền, đảo Việt Nam là trách nhiệm thiêng liêng không chỉ đối với lịch sử dân tộc, mà còn là nhân tố quan trọng bảo đảm cho dân tộc và đất nước ta phát triển bền vững. Đó là ý chí quyết tâm sắt đá không gì lay chuyển nổi của dân tộc ViệtNam, dưới sự lãnh đạo của Đảng. Quan điểm tư tưởng cơ bản về bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam trong tình hình mới được thể hiện trong các Công ước về Luật Biển năm 1982 của Liên Hợp Quốc, Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và các quy định pháp luật khác.

Ngày 01/05/2014 Trung Quốc đã bất chấp luật pháp, ngang nhiên hạ đặt gian khoan Hải Dương 981 cùng hơn 80 tầu vũ trang, tầu quân sự và máy bay hộ tống vào sâu hơn 80 hải lý trong Thềm lục địa và vùng Đặc quyền kinh tế của Việt Nam theo Công ước  Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982. Các tầu hộ tống bảo vệ gian khoan của Trung Quốc rất hung hăng bắn vòi nước có cường độ mạnh và đâm húc thẳng vào các tầu cộng vụ, tầu dân sự của Việt Nam, gây hư hại nhiều tầu và làm nhiều người bị thương. Hành động của Trung Quốc là sự vi phạm đặc biệt nghiêm trọng Luật pháp Quốc tế.

Trong bài phát biểu tại Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế Hoa Kỳ (CSIS) ở Washington, Chủ tịch nước tuyên bố: “Chúng tôi không thấy có nền tảng pháp lý hay cơ sở khoa học nào cho tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc và  do vậy chính sách nhất quán của Việt Nam là phản đối kế hoạch đường 9 đoạn của Trung Quốc” ;  “Lập trường Việt Nam trước sau như một là không ủng hộ “đường lưỡi bò” phản đối “đường lưỡi bò”. Bởi “đường lưỡi bò” được xác lập không có cơ sở, không có căn cứ của bất cứ loại pháp luật quốc tế nào”.

Việt Nam đặc biệt coi trọng và làm hết sức mình để vun đắp tình hữu nghị tốt đẹp với Trung Quốc, Việt Nam mong muốn cùng với Trung Quốc giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau, vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định của khu vực và thế giới.

Để phác họa lại diễn biến của các sự kiện này và cung cấp những bằng chứng lịch sử, pháp lý khẳng định chủ quyền của ViệtNam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Giúp bạn đọc có cái nhìn toàn diện về những bước đi của Trung Quốc trên Biển Đông và những hành vi xâm phạm chủ quyền lãnh thổ Việt Nam.

Thư viện tỉnh Yên Bái xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc cuốn sách “Những bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý về chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa” do Tài Thành và Vũ Thanh sưu tầm và tuyển chọn được nhà xuất bản Hồng Đức ấn hành năm 2014 với những nội dung sau:

Phần I: Chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam qua các thời kỳ.

Phần II: Những chứng cứ lịch sử khẳng định chủ quyền Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa .

Phần III: Cơ sở pháp lý vững chắc xác định các vùng biển và thềm lục địa là của Việt Nam

Phần IV: Những quy định và mức xử phạt các hành vi vi phạm trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Việt Nam.

Phần V: An ninh quốc gia và biện pháp vận động quần chúng bảo vệ Tổ quốc.

Phần VI: Quan điểm, lập trường của Đảng và Nhà nước về giải quyết tranh chấp trên Biển Đông.

Phần VII: Dư luận thế giới phản đối “đường lưỡi bò” của Trung Quốc và ủng hộ Việt Nam đấu tranh giành chủ quyền.

Với những bằng chứng lịch sử chân thực và sống động, không thể chối cãi. Ngày 16 tháng 7 năm 2014, giàn khoan Hải Dương 981 đã dịch chuyển khỏi vị trí của 41 hải lý, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 163 hải lý về phía Tây Nam, ra ngoài vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.

 Cuốn sách như một  thông điệp gửi tới tất cả người dân Việt Nam và đặc biệt là thế hệ trẻ có trách nhiệm bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc và ý thức vươn ra biển, làm giàu từ biển trong cộng đồng người Việt Nam.

Sách hiện đang được phục vụ tại Phòng đọc Thư viện tỉnh Yên Bái với kí hiệu VT 6700

Xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc!

Vũ Thị Hiệp

Phòng Nghiệp Vụ

XE THƯ VIỆN LƯU ĐỘNG

THƯ VIỆN VIDEO

LƯỢT TRUY CẬP