• Loading...
Sách là nguồn của cải quý báu của thế giới và là di sản xứng đáng của các thế hệ và các quốc gia. (Henry David Thoreau)
 
Những Tấm Lòng Cao Cả
Ngày xuất bản: 06/11/2018 8:56:54 SA

 

 

Trên thế giới, ở nhiều nước người lớn và trẻ em chẳng mấy ai không biết đến Edmondo De Amicis (1846 – 1908) Ông là một nhà văn, nhà hoạt động chính trị - xã hội nổi tiếng của nước Ý. Tác phẩm “Những tấm lòng cao cả (Cuore)” ra đời từ những năm 80 của thế kỷ 19 đã làm cho tên tuổi nhà văn trở nên nổi tiếng khắp thế giới. Cho đến nay tác phẩm bất hủ này vẫn vang vọng và để lại dấu ấn đậm nét trong lòng người đọc đặc biệt là các em thiếu nhi ở các thời đại khác nhau.

“Những tấm lòng cao cả” là một câu chuyện giản dị, với những con người bình thường nhất nhưng nhân cách của họ, mối quan hệ của họ, cùng những tấm lòng cao cả, thánh thiện của họ mãi là những bài học đạo đức sâu sắc và đáng quý.

Một cậu bé người Ý, Enricô Bôttini, hằng ngày ghi lại những việc lớn nhỏ diễn ra trong đời học sinh của cậu, những cảm tưởng và suy nghĩ của cậu thành một cuốn nhật ký. Mỗi tháng, thầy giáo cho phép một truyện để đọc trong lớp, mỗi tháng, bố hay mẹ viết cho con một lá thư; các thư và truyện ấy đều được xếp vào cuốn nhật ký. Ghi chép trong mười tháng, đó là một cuốn truyện nhỏ về năm học của cậu bé mười một tuổi. Những nhân vật trong nhật ký là các cô giáo, thầy giáo, các bạn học của Enricô, là bố, mẹ Enricô, cùng bố mẹ các bạn; mỗi người mỗi vẻ, có một đặc điểm nhất định về mặt thể chất hay tinh thần, nhất là các bạn của Enricô Bôttini.

Nội dung truyện có đoạn nhật ký rất ý nghĩa vào Tháng sáu ngày thứ 7(thư của Mẹ): “Không, chắc rằng bạn Côrretti của con, cũng như Garônê, không bao giờ lại trả lời bố mình như con đã trả lời bố tối hôm qua. Enricô ạ. Sao lại có thể thế được nhỉ? Con phải hứa với mẹ rằng từ nay trở đi sẽ không thể xảy ra việc như vậy nữa.

Mỗi lần mà bố con mắng và con sắp sửa càu nhàu một lời không tốt, thì con hãy nghĩ đến cái ngày, mà ngày ấy chắc chắn sẽ đến không tránh được, cái ngày mà nằm trên giường bệnh sắp chết, bố cho gọi con lại mà nói: “Enricô, bố vĩnh biệt con”.

Ôi, con yêu của mẹ, khi con nghe giọng nói của bố lần cuối cùng, và cả rất lâu về sau nữa, con sẽ tự hỏi làm sao mà mình có thể thiếu lễ độ với bố được! Lúc đó con sẽ hiểu rằng bố bao giờ cũng là người bạn tốt nhất của con; rằng khi bắt buộc phải phạt con thì chính bố lại đau khổ hơn con và không bao giờ bố làm cho con phải khóc mà không phải để chữa những thói xấu của con. Đến lúc đó, con sẽ khóc, con sẽ hối hận!

Ôi, con yêu của mẹ, khi con nghe giọng nói của bố lần cuối cùng, và cả rất lâu về sau nữa, con sẽ tự hỏi làm sao mà mình có thể thiếu lễ độ với bố được! Lúc đó con sẽ hiểu rằng bố bao giờ cũng là người bạn tốt nhất của con; rằng khi bắt buộc phải phạt con thì chính bố lại đau khổ hơn con, và không bao giờ bố làm cho con phải khóc mà không phải để chữa những thói xấu của con. Đến lúc đó, con sẽ khóc, con sẽ hối hận! Con thử nghĩ đối với bố nỗi đau đớn sẽ như thế nào khi đáng lẽ gặp ở con tình thương yêu, thì chỉ thấy vẻ lạnh nhạt và sự bất kính! Con đừng bao giờ phạm lại cái tội vô ơn bạc nghĩa khủng khiếp ấy nữa. Hãy nhớ rằng, ở đời này chẳng có gì bất diệt, và có thể sang năm, hay tháng sau, hay biết đâu ngày mai… con sẽ mất bố, trong khi con còn bé dại…

Ôi! Enricô đáng thương của mẹ, bây giờ con sẽ thấy bao nhiêu biến đổi xảy ra chung quanh con! Cái nhà này sẽ trống trải như thế nào với mẹ tội nghiệp của con mặc toàn màu đen. Đi đi, con ạ, đi gặp ngay bố đang ở trong phòng làm việc; con hãy bước vào, nhẹ nhàng trên đầu ngón chân, áp trán con vào đầu gối bố và xin bố tha lỗi cho con.

                                                                                                                                                                   “Mẹ của con.”

Chúng ta biết gì về con em mình trong một ngày, một tuần, thậm chí một năm khi chúng ở trường học, giữa thầy cô và bè bạn? Đọc "Những Tấm Lòng Cao Cả”, Bạn đọc, nhất là bậc phụ huynh sẽ hiểu thêm về tâm sức của "những người chở đò", hiểu thêm sự cần thiết và quan trọng của mối liên hệ giữa gia đình, nhà trường, xã hội để giáo dục con em mình trở thành một công dân tốt. Giáo dục phải tiến hành có nghệ thuật, và nghệ thuật văn chương là công cụ giáo dục tốt. Và sự thành công của E.D Amicis là ở đó...

            Tác phẩm: “Những tấm lòng cao cả” của tác giả Edmondo De Amicis do Hoàng Thiếu Sơn dịch, Nxb Văn học ấn hành năm 2010; khổ 21cm; dày 371 trang; Kí hiệu: VV43502; MT 20130; MT 20131; MT 20132 Sách đang được phục vụ tại phòng Đọc và phòng Mượn của Thư viện tỉnh.

Trân trọng giới thiệu tới bạn đọc!

Trần Thị Thủy

Phòng Phục vụ bạn đọc

 

 

XE THƯ VIỆN LƯU ĐỘNG

THƯ VIỆN VIDEO

LƯỢT TRUY CẬP