• Loading...
Sách là nguồn của cải quý báu của thế giới và là di sản xứng đáng của các thế hệ và các quốc gia. (Henry David Thoreau)
 
Việt Nam phong tục và nghi lễ
Ngày xuất bản: 18/01/2022 1:31:40 SA

 


             Tết cổ truyền Việt Nam một nét đẹp văn hóa của người Việt từ bao đời nay. Đây chính là thời khắc giao mùa giữa năm cũ và năm mới, bắt đầu một sự khởi đầu mới với hi vọng về mọi sự may mắn, tốt lành. Tết Nguyên Đán được xem là dịp lễ vui nhất, nhộn nhịp nhất, ý nghĩa nhất của cả một năm. Đối với người dân Việt Nam, Tết không chỉ là dịp vui vầy sum họp bên gia đình mà còn là thời điểm để bảo tồn bản sắc dân tộc qua việc duy trì những phong tục và nghi lễ cổ truyền đặc sắc thể hiện phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc.

Nhân dịp đón Xuân Nhâm Dần 2022, giúp bạn đọc có cái nhìn sâu sắc hơn về những phong tục và nghi lễ cổ truyền của người Việt Nam. Chuyên đề sách hay kỳ này, Thư viện tỉnh Yên Bái trân trọng giới thiệu tới bạn đọc Chuyên đề tài liệu: Việt Nam phong tục và nghi lễ”.

1. “Hội hè, lễ, tết của người Việt”, Tác giả: Nguyễn Văn Huyên; sách do NXB. Thế giới ấn hành năm 2018; dày 420 trang; khổ 24cm; kí hiệu kho MT48655, VV7978   

Cuốn sách tập hợp những tiểu luận, nghiên cứu về Lễ - Tết - Hội, về tín ngưỡng, tôn giáo của người Việt trong xã hội truyền thống như: Tết Nguyên Đán; Tết Thanh Minh; Tết Đoan Ngọ; Tết Trung Thu…; Lễ hội Phù Đổng…; Những điều đặc biệt khác như: tục thờ cúng tổ tiên, thờ Thành Hoàng làng, các húy kỵ sinh và tử, sự phong nhiêu của thần tiên gốc Việt…

 

 2. “Bản sắc văn hóa qua lễ hội truyền thống người Việt”, Tác giả Nguyễn Quang Lê; sách do NXB. Khoa học xã hội ấn hành năm 2014; dày385 trang; khổ 24cm; kí hiệu kho: MT36972, MT36973, MT36974, VT7062

Cuốn sách là một chuyên luận khảo cứu về bản sắc văn hóa theo tiến trình văn hóa lễ hội của người Việt, lễ hội còn là nơi bảo tồn, lưu truyền và phát huy hiệu quả nhất các tinh hoa văn hóa, những thuần phong mĩ tục, cùng các truyền thống lịch sử của dân tộc từ cổ chí kim. Đó chính là những nhân tố quan trọng cấu thành nên bản sắc văn hóa dân tộc với tiến trình lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.

 

 

3. “Văn hóa lễ hội”, Tác giả Thanh Thùy biên soạn; sách do NXB. Khoa học xã hội ấn hành năm 2016; dày 231trang; khổ 21cm; kí hiệu kho: MT39205, MT39206, MT39207, VV49231  

Nội dung cuốn sách gồm 2 phần:

Phần I: Khái quát chung về văn hóa và văn hóa lễ hội.

Phần II: Một số bài nghiên cứu liên quan đến văn hóa lễ hội ở Việt Nam.

 

 

 

4. “Lễ hội truyền thống các dân tộc Việt Nam các tỉnh phía Bắc”, Tác giả Hoàng Lương, sách do NXB. Thông tin và truyền thông ấn hành năm 2011; dày 343trang; khổ 21cm; kí hiệu kho: MT21954, MT21955, VV44209

Cuốn sách giúp bạn đọc nắm bắt một cách có hệ thống, toàn diện những nghi thức, nghi lễ và nội dung của các lễ hội, các hình thái tín ngưỡng dân gian của các dân tộc Việt Nam. Qua đó, có thể thấy rõ vai trò quan trọng của lễ hội đối với đời sống tinh thần của cộng đồng để từ đó biết trân trọng, kế thừa phát huy những cái hay, nét đẹp, góp phần xây dựng nền văn hóa các dân tộc Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.

Nội dung cuốn sách gồm 4 phần:

Phần I: Lý thuyết chung về lễ hội truyền thống các dân tộc ở Việt Nam.

Phần II: Một số lễ hội tiêu biểu của các dân tộc thiểu số ở miền Bắc Việt Nam.

Phần III; Những giá trị của lễ hội tiêu biểu các dân tộc thiểu số ở miền Bắc Việt Nam.

Phần IV: Một số hình ảnh minh họa của lễ hội truyền thống.

 

5. “Phong tục ngày tết, nghi lễ đi chùa đầu năm và những điều bạn nên biết để đón tài lộc, gặp nhiều may mắn”, Tác giả Thanh Huệ - Kim Xuyến biên soạn; sách do NXB. Hồng Đức ấn hành năm 2015; dày 414trang; khổ 27cm; kí hiệu kho: MT38428, MT38429, MT38430, VT7217

Nội dung cuốn sách gồm các phần sau:

Phần I: Tết trong lòng người Việt, ý nghĩa, những kiêng kỵ và may mắn.

- Chuẩn bị mâm lễ cúng giao thừa, hay tục xông đất, lì xì đầu năm, chọn hướng xuất   hành, khai trương…

- Những điềm lành và kiêng kỵ, đầu năm trồng cây, cắm hoa theo phong thủy khai vận để đón tài lộc. 

- Mâm ngũ quả ngày tết và văn hóa 3 miền Bắc-Trung-Nam. 

Phần II: Đi chùa, giá trị tâm linh, hiểu sao cho đúng.

Phần III:  Cầu nguyện, cầu an, cầu siêu theo nhà Phật.

Phần cuối, phụ lục: Giới thiệu nguồn gốc, sự tích Thành Hoàng, Đền, Chùa ở Việt Nam.

Những ngày Tết hẳn sẽ trở nên thi vị, đáng nhớ hơn khi bạn chiêm nghiệm cho mình những điều hay, cảm xúc đẹp. Những trang sách ấn tượng về Tết sẽ giúp bạn đọc cảm nhận được nét đẹp Xuân sang, Tết về trọn vẹn hơn. Rất mong các bạn có một kỳ nghỉ Tết mang đậm phong vị dân tộc Việt.

Thư viện tỉnh Yên Bái trân trọng giới thiệu tới bạn đọc!

                                                                                                

                                                                                  Nguyễn Hiền

                                                                       Phòng Công tác bạn đọc

                                                                                                                                                                                   

XE THƯ VIỆN LƯU ĐỘNG

THƯ VIỆN VIDEO

LƯỢT TRUY CẬP