• Loading...
Sách là nguồn của cải quý báu của thế giới và là di sản xứng đáng của các thế hệ và các quốc gia. (Henry David Thoreau)
 
Bác Hồ sống mãi
Ngày xuất bản: 22/08/2016 8:15:21 SA

 Bộ truyện tranh “Bác Hồ sống mãi” là món quà dành tặng các em thiếu nhi, giúp các em hiểu hơn về Bác – Vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc; càng thể hiện tình cảm yêu qúi Bác, càng thấy Bác thân mật yêu quí các em đến nhường nào. Tình cảm của Bác với đồng bào, đồng chí, với nhân loại thật bao la. Nhưng riêng với thiếu nhi chúng ta, Bác còn thương yêu thắm thiết hơn ai hết. Không chỉ lúc xinh thời Bác hết lòng thương yêu và dạy dỗ các thế hệ trẻ chủ nhân tương lai của Tổ quốc, mà đến khi sắp Bác qua đời, Bác còn để lại cho các em muôn vàn tình yêu thương.

     Nhân kỉ niệm 123 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2013), Thư viện tỉnh Yên Bái xin trân trọng giới thiệu tới các em trọn bộ 9 tập truyện tranh về Bác với chủ đề “Bác Hồ sống mãi” của Nhà xuất bản Kim Đồng phát hành năm 2012.

     Câu chuyện thứ nhất:  Bác cùng dân chống hạn – “Là một khắc họa chân thật nhất về hình tượng vị lãnh tụ vĩ đại suốt đời vì nước vì dân, lo cùng nỗi lo của dân. Hình ảnh Bác xắn quần lội xuống ruộng tát nước cùng những người dân để chống hạn đã làm xúc động bao nhiêu con người tận mắt chứng kiến, và cũng làm xúc động bao nhiêu thế hệ sau khi đọc câu chuyện này”.

     Câu chuyện thứ hai:  Bác cũng phải  trình giấy -  “Câu chuyện kể về Bác đến tham dự Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 2 của Đảng diễn ra từ 11 đến 19/2/1951 tại Tuyên Quang. Quy định, mỗi đại biểu tham dự Đại hội phải đeo phù hiệu và trình giấy mời. Để đảm bảo nghiêm mật! Bác đến tham dự Đại hội không có phù hiệu và giấy mời nên đồng chí canh cổng không cho vào vì không nhận ra Bác. Hôm sau, Bác cho gọi đại đội trưởng và hai đồng chí chính trị viên đến nhà Bác nói: Hôm qua Bác không có giấy...chú Nha mới vào bộ đội chưa biết mặt Bác nên không cho Bác vào hội trường. Gặp trường hợp đó mà chú xử lý như vậy...là đúng! và rất đáng khen! Ngược lại,  Bác phê bình đại đội trưởng và chính trị viên, giao nhiệm vụ cho chiến sĩ chưa rõ ràng lại chưa mô tả cụ thể cần làm thế nào...từ đó gây trở ngại cho công việc”.

     Câu chuyện thứ ba: Bộ tăng âm nghĩa tình – “Kể lại câu chuyện cảm động của người nghệ sĩ thương  binh được Bác đích thân quan tâm chăm sóc. Cảm động trước tấm gương người nghệ sĩ cách mạng cụt tay vẫn học đàn và đánh gha ta rất mực truyền cảm, Bác sắp xếp gặp anh, hỏi chuyện cuộc sống, gia đình và con đường làm nghệ thuật của anh. Quan tâm đến từng chi tiết nhỏ của những người xung quanh, Bác đã tặng anh bộ tăng âm đúng như anh mong ước. Những nghĩa cử cao đẹp của Bác được người dân đời đời ghi nhớ, Bộ tăng âm Bác tặng anh thươnh binh được gọi là Bộ tăng âm tình nghĩa là vì vậy”.

     Câu chuyện thứ tư: Buổi chiếu phim đặc biệt – “Kể lại câu chuyện Bác tự mình thuyết minh bộ phim tiếng Pháp, để các cháu nhỏ và các anh chị em trong Phủ hiểu rõ về nội dung phim. Là chủ  tịch nước bận trăm công ngà việc, nhưng thấy các anh chị em và các cháu nhỏ xem phim không có thuyết minh không hiểu được, Bác liền đứng ra thuyết minh trực tiếp, dịc nhanh tại chỗ và chuyên tải nội dung phim đến với người xem. Sự ân cần, chăm sóc chu đáo của Bác khiến mọi người rất cảm động; đồng thời Bác còn đem đến bài học cho mọi người: làm việc gì cũng cần nhiệt thành, làm đến nơi đến chốn mới có hiệu quả thiết thực”.

     Câu chuyện thứ năm: Chuyện cuốn sổ tiết kiệm – “Là câu chuyện cảm động về tình yêu thương của Bác với các chiến sĩ bộ đội phòng không. Vì thương các chiến sĩ phải phơi mình canh gác bầu trời trong những ngày hè nóng nực. Bác đã nhờ  thư kí Vũ Kỳ rút toàn bộ số tiền tiết kiệm trong sổ tiết kệm của mình để gửi cho Bộ Quốc phòng mua nước ngột bồi dưỡng cho các chiến sĩ. tấm lòng yêu thương bao la của Bác được thể hiện qua câu chuyện thật giản dị mà xúc động”.

     Câu chuyện thứ sáu: Đã hứa thì phải làm – “Kể về tình cảm của Bác với người Tày và động bào dân tộc thiếu số nước ta. Bác vẫn nhớ lời mong mỏi của một cô bé người tày năm xưa, khi về thăm lại bản Bác kiến quyết ghé qua chự mua cho cô bé chiếc vòng bạc. Một lời hứa với trẻ nhỏ chớ xem nhẹ. Bác Hồ đã truyền dạy mọi người bằng việc làm giản dị nhưng ý nghĩa thư thế”.

     Câu chuyện thứ bảy: Đêm giao thừa đáng nhớ - “Có một  đêm giao thừa không bao giờ Bác Hồ có thể quên được, đó chính là khoảnh khắc Bác rớt nước mắt trước gia cảnh nghèo khó cùng cực của nhà chị Tín gánh nước thuê mà Bác tới thăm. Bác đem miếng cơm manh áo tặng lũ trẻ nhà chị, Bác còn truyền cả hơi ấm tình người đến những số phận éo le, bất hạnh. Việc làm của Bác Hồ nhắc nhở cán bộ tránh bệnh hình thức, quan liêu, ý thức rõ hơn về người trách nhiệm của người lãnh đạo cùng nhân dân vượt khó. Đêm giao thừa đáng nhớ không chỉ là của Bác mà cũng là của tất cả của mọi người trong cái tết năm xưa”.

     Câu chuyện thứ tám: Họa sĩ vẽ Bác Hồ -  “Từ kỉ niệm có thật của họa sĩ Phan Kế An trong những ngày tháng ở bên Bác và vẽ tranh về ngườ, cuốn sách làm sống dậy chân dung của vị Chủ tịch với đời sống giản dị mà cao đẹp. Không chỉ vẽ được những bức  họa quý, họa sĩ An còn được Bác dạy dỗ nhiều điều về chuyên môn, hướng dẫn họa sĩ An vẽ tranh thiếu nhi. Từ đó trở đi, họa sĩ An chú trọng hơn nhiều để vẽ truyện tranh và các tác phẩm cho dành cho thiếu nhi”.

     Câu chuyện thứ chín: Nước nóng và nước mát  – “Là câu chuyện có thật liên quan đến Thượng tướng Phùng Thế Tài, ông là một trong những người cận vệ đầu tiên của Bác Hồ năm 1940. Bằng hình ảnh thiết thực là một cốc nước nóng và một cốc nước mát, Bác Hồ đã cho ông Phùng Thế Tài một lời dậy sâu sắc về cách ứng xử của một người cấp trên đối với cấp dưới của mình: nống tính xốc nổi giống như cốc nước nóng làm ta không uống được, mà người khác cũng không uống được; ngược lại, một cốc nước mát dịu sẽ làm cho cả mình và người khác đều dễ dàng uống. Bài học quý giá nàu ông Phạm Thế Tài còn mang theo mãi, và còn dùng nó làm câu chuyện sinh động để răn dạy các cháu của mình ”.

     Bộ sách giúp các em phần nào hiểu hơn về Bác, một con người cao quý mà bình dị. Thông qua mỗi câu chuyện là một bài học không chỉ về đạo đức mà cả lòng bao dung, thật thà, nghị lực vươn lên,...Hơn tất cả là tình yêu bao la của Bác dành cho thiếu nhi.

Với Bác: “Trẻ em như búp trên cành

         Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan”

     Để xứng đáng với lời dạy của Bác, ngay từ lúc này các em thiếu nhi phải học tập, rèn luyện chính bản thân mình để trở người chủ tương lai của nước nhà.

Nguyễn Thị Hồng

Phòng Thiếu nhi

XE THƯ VIỆN LƯU ĐỘNG

THƯ VIỆN VIDEO

LƯỢT TRUY CẬP