• Loading...
Sách là nguồn của cải quý báu của thế giới và là di sản xứng đáng của các thế hệ và các quốc gia. (Henry David Thoreau)
 
Truyện kể về gương hiếu học
Ngày xuất bản: 24/07/2019 1:39:52 SA

   

       “Hiếu học” là sự ham học hỏi, ham hiểu biết, muốn vươn tới, muốn chinh phục những tri thức của nhân loại. Hiếu học thể hiện một tinh thần tự nguyện, một sự cố gắng không ngừng nghỉ của bản thân, không bao giờ tự bằng lòng với những điều của bản thân, không bao giờ tự bằng lòng với những điều đã biết, đã học được. Người hiếu học có thể học mọi lúc, mọi nơi, học trong sách vở, học trong cuộc sống.

Trong cuộc sống này, tất cả mọi thứ đều phải học hỏi và đam mê khám phá, tìm hiểu thì nó mới trở thành định lý, một khái niệm hay chính xác là tri thức. Chính vì vậy mà vai trò của việc học tập đã được khẳng định từ xưa đến nay.

Trong xã hội hiện đại, khoa học công nghệ đang phát triển như vũ bão, hơn bao giờ hết, các em phải có tinh thần ham học hỏi thực sự. Học không chỉ để chúng ta có thêm tri thức mà học để phát triển năng lực cá nhân, biết cách sống đúng đắn để trở thành người có ích cho xã hội.

Phòng Thiếu nhi Thư viện tỉnh Yên Bái xin trân trọng giới thiệu tới các em cuốn sách “ Truyện kể về gương hiếu học” do Nxb Dân Trí ấn hành năm 2018, được tác giả Quang Lân sưu tầm và tuyển chọn, 199 trang, khổ 13x21cm, ký hiệu phân loại: 398.2

 

 

 

          Trong cuốn Truyện kể về gương hiếu học giới thiệu một số câu chuyện về gương hiếu học xưa kia của nước ta nổi tiếng như:

Thần đồng Mạc Đĩnh Chi – từ một cậu bé bán củi trở thành (Lưỡng quốc Trạng Nguyên); Nguyễn Hiền (Trạng Nguyên nhỏ tuổi nhất); hay chuyện kể về “Thần Siêu” tức Nguyễn Văn Siêu, từ nhỏ đã có tư chất thông minh. Mới 7 tuổi, cậu bé Siêu đã theo cha học viết chữ, đọc sách. 12 tuổi, tự làm bức hoành phi và đôi câu đối dán ở buồng học, 20 tuổi đã theo học tiến sĩ; “Thánh Quát” là vị thần đồng, thiên tài về văn chương, thi phú đương đại và cũng là bạn chí thân của “Thần Siêu”; hay giai thoại về vị tân khoa cử nhân khi tuổi xế chiều như: Đoàn Tử Quang, ông là một tấm gương về nghị lực học tập suốt đời, không kể tuổi tác để con cháu noi theo; hay về vị vua hiếu học bậc nhất trong lịch sử nước ta – Lê Thánh Tông (1460-1497) tự là Tư Thành có tên huý là Hạo, con trai út của Lê Thái Tông. Tư Thành chăm chỉ học tập, dáng dấp đoan chính, thông tuệ hơn người, được vua Nhân Tông rất yêu quý,  lúc đó 18 tuổi - lên ngôi vua. Lê Thánh Tông hết lòng chăm lo việc nước: mở khoa thi, kén chọn hiền tài, khuyến khích sản xuất nông nghiệp, mở mang ngành nghề, mở rộng giao lưu buôn bán, ban hành chế độ quân điền, coi trọng việc bảo vệ biên giới quốc gia và bản đồ biên giới quốc gia Đại Việt cũng được hoàn thành dưới triều Lê Thánh Tông. Bên cạnh đó, dưới chiều đại Lê bộ luật Hồng Đức cũng được ra đời, nổi tiếng mang niên hiệu vua Lê Thánh Tông còn lại cho đến nay là một trong những bộ luật hoàn chỉnh và có nhiều điểm tiến bộ nhất dưới thời phong kiến nước ta.

          Các nhân vật trong truyện kể làm chúng ta cảm phục không chỉ ở sự thông minh mà còn ở ý chí, nghị lực vô cùng lớn lao vượt qua những gian nan, thử thách để thành công trên con đường chinh phục tri thức. Họ luôn là những tấm gương sáng cho chúng ta noi theo đấy các em ạ.

          Chúc các em đọc cuốn sách này có thêm nhiều động lực giúp cho viêc học tập cũng như trong cuộc sống nhé!

 

                                                                                        Nguyễn Thị Hồng

                                                                                         Phòng Thiếu nhi

XE THƯ VIỆN LƯU ĐỘNG

THƯ VIỆN VIDEO

LƯỢT TRUY CẬP