• Loading...
Sách là nguồn của cải quý báu của thế giới và là di sản xứng đáng của các thế hệ và các quốc gia. (Henry David Thoreau)
 
Túp lều bác Tôm
Ngày xuất bản: 19/04/2017 8:55:09 SA

                   Tác phẩm “Túp lều bác Tôm” của nhà văn Harriet Elizabeth Beecher Stowe xuất bản lần đầu năm 1852 ở Hoa Kỳ trong khi chế độ nô lệ đang thịnh hành. Bà là nhà văn Mỹ gốc Âu đầu tiên tích cực ủng hộ chủ nghĩa bãi nô và tình cảnh nô lệ ở Hoa Kỳ khi đó. Người ta tin rằng cuốn tiểu thuyết đã là động lực cho cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc. Trong thế kỷ 19, “Túp lều bác Tôm”  là cuốn tiểu thuyết bán chạy chỉ sau Kinh Thánh.

          “Túp lều bác Tôm" kể về cuộc đời thống khổ của một người nô lệ da đen là bác Tôm với chuỗi ngày đen tối, đầy tủi nhục. Bác phải lìa bỏ vợ con, bị bán từ nơi này sang nơi khác, bị đánh đập tàn nhẫn, nhưng cũng rất trung thực, kiên cường và tôn trọng phẩm giá con người. Cuối cùng do bảo vệ nhân phẩm của mình Bác bị đánh chết trong đồn điền trồng bông khủng khiếp ở miền nam nước Mỹ, đây cũng là nơi chôn vùi bao cuộc đời lầm than như cuộc đời Bác.

          Mỗi câu chuyện, mỗi mảnh đời trong cuốn tiểu thuyết này đều lay động lòng người, nhằm thức tỉnh lòng vị tha và tình cảm với người Châu Phi da đen. Đau lòng hơn cả là những chi tiết ấy, những bất công và tủi nhục mà những người gốc Phi này phải chịu không chỉ là trong tiểu thuyết; mà nó thực sự đã sảy ra như vậy ở ngoài đời. Chính vì vậy, tác phẩm cũng đã đồng thời lên án đanh thép chế độ nô lệ, lên án pháp luật nước Mỹ khi đó đã bênh vực chế độ này. Những lời lẽ mà tác giả viết nên rất sắc sảo và đanh thép đến mức, nó trở thành sức mạnh thổi bùng lên cuộc đấu tranh giải phóng và giành quyền bình đẳng của người da đen nô lệ. Nó cũng là lời tố cáo hùng hồn về chế độ vô nhân đạo của nước Mỹ ở thế kỉ 19, khích lệ người Mỹ có lương tâm đấu tranh để tiêu diệt chế độ đó.

          Rất nhiều năm đã trôi qua, thế giới ngày nay không còn chế độ nô lệ, nước Mỹ nói riêng và thế giới nói chung, nơi đâu cũng lên án và phản đối sự phân biệt chủng tộc. Đó là sự cố gắng hy sinh và biết bao con người trong suốt một thời gian dài, trong cả một đoạn đường dài này không thể phủ nhận sự có mặt của các cuốn tiểu thuyết như “Túp lều bác Tôm”. Nó đã giúp con đường đấu tranh ấy trở nên ngắn hơn, bớt trông gai hơn và nhận được nhiều sự ủng hộ hơn.

          Trong những năm hoạt động cách mạng, Bác Hồ vĩ đại của chúng ta đã qua Mỹ, Bác đã đọc “Túp lều bác Tôm”. Bác cũng là người Việt Nam đầu tiên lên án gay gắt chế độ phân biệt chủng tộc rất dã man ngay từ ngày ấy trong nhiều bài báo được đăng trên tạp chí ở Pháp vào những năm hai mươi của thế kỉ 20.

Và giờ đây, trong mỗi chúng ta, dù sống ở bất kì quốc gia nào trên toàn lãnh thổ đều là những con người có cùng dòng máu đỏ chạy qua. Tuy khác màu da nhưng vì tự do dân chủ, hòa bình bác ái, sự phồn vinh của mỗi quốc gia trong cộng đồng người nhiều sắc tộc, tiếp tục tranh đấu trước những bất công trong xã hội, để mỗi ngày trên trái đất này tốt đẹp hơn. Thế giới này không hoàn hảo nhưng vĩ đại vì có những con người vĩ đại, không phân biệt màu da hay sắc tộc.

Túp lều bác Tôm” là cuốn tiểu thuyết đáng đọc nhất mà mỗi người trong chúng khi đọc nó đều cảm nhận được sự hy sinh, đấu tranh gian khổ để dành tiếng nói cho chính mình. Đáng đọc, vì nó giúp ta nhiều bài học làm người trong xã hội vẫn còn những ánh mắt kì thị. Đáng đọc, vì thông qua tác phẩm cũng là cầu nối hòa bình, xóa tan giai cấp; giúp cho thế giới này mạnh giàu hơn, hiện đại hơn.

Túp lều bác Tôm, tác giả: Harriet Elizabeth Beecher Stowe, dịch giả: Đỗ Đức Hiểu được Nxb Văn học ấn hành năm 2015, độ dày 411 trang hiện đang được phục vụ tại Phòng Thiếu nhi Thư viện tỉnh Yên Bái.

                                                                                     Nguyễn Thị Hồng

                                                                                      Phòng Thiếu nhi

XE THƯ VIỆN LƯU ĐỘNG

THƯ VIỆN VIDEO

LƯỢT TRUY CẬP