• Loading...
Sách là nguồn của cải quý báu của thế giới và là di sản xứng đáng của các thế hệ và các quốc gia. (Henry David Thoreau)
 

- Tên thư viện: Thư viện huyện Văn Chấn

- Địa chỉ: TDP Trung tâm xã Sơn Thịnh, huyện văn Chấn, tỉnh Yên Bái

- Giờ mở cửa: 7h30’(từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần)

- Giờ đóng cửa: 16h30’

* Giới thiệu Thư viện huyện Văn Chấn:

Thư viện huyện Văn Chấn thuộc Trung tâm Truyền thông và Văn hóa huyện Văn Chấn, có chức năng xây dựng và tổ chức việc sử dụng chung vốn tài liệu thư viện nhằm phục vụ nhiệm vụ xây dựng và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng của địa phương.

Thư viện huyện Văn Chấn được xây dựng năm 2008 bằng nguồn vốn từ chương trình mục tiêu Quốc gia về văn hóa. Nằm trong khuôn viên Nhà văn hóa huyện, Thư viện có diện tích sử dụng 150m2, diện tích phòng đọc là 30m2, phòng mượn 60m2, phòng sử lý nghiệp vụ 30m2.

Số cán bộ: 01 đồng chí trình độ trung cấp thư viện thông tin.

Số sách hiện có tại thư viện là 13.300 bản, vốn tài liệu bổ sung hàng năm là 500 bản, số lượng thẻ bạn đọc trong năm là 100 thẻ, số lượng bạn đọc trung bình hàng năm trên 500 lượt, số lượt sách báo luân chuyển trung bình hàng năm đạt trên 1.500 lượt. Hiện nay trên địa bàn huyện có 01 thư viện xã (Xã Thượng Bằng La), 01 tủ sách xã, thị trấn; 07 điểm phục vụ của xe Thư viện lưu động.

Để phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của một huyện miền núi có nhiều dân tộc sinh sống và dân trí chưa đồng đều, hàng năm trong kế hoạch bổ sung nguồn tài liệu cho thư viện huyện, bộ phận thư viện đã tham mưu cho Ban lãnh đạo phòng lập kế hoạch đặt mua báo, tạp chí và các nguồn tài liệu khác, chủ động liên hệ với thư viện tỉnh tăng cường luân chuyển sách xuống cơ sở. Hàng năm thư viện đã tham gia trưng bày giới thiệu sách vào dịp những ngày Lễ lớn trong năm, tổ chức giới thiệu sách theo danh mục sách mới bổ sung.

Thư viện huyện Văn Chấn góp phần tạo nên phong trào đọc sách trên địa bàn ngày càng phát triển, từng bước đáp ứng nhu cầu tìm kiếm thông tin, nâng cao mức thụ hưởng về văn hóa đọc cho người dân ở cơ sở; mở rộng, phát triển mạng lưới thư viện, tủ sách xuống cơ sở hình thành thói quen đọc sách và xây dựng văn hóa đọc cho nhân dân. 

XE THƯ VIỆN LƯU ĐỘNG

THƯ VIỆN VIDEO

LƯỢT TRUY CẬP