• Loading...
Sách là nguồn của cải quý báu của thế giới và là di sản xứng đáng của các thế hệ và các quốc gia. (Henry David Thoreau)
 
Phòng địa chí thư viện tỉnh ra mắt Bộ sưu tập số chuyên đề: "SẮC MẦU VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC TỈNH YÊN BÁI"
Ngày xuất bản: 26/09/2016 1:39:59 SA

Yên Bái là tỉnh miền núi nằm sâu trong nội địa, là 1 trong 13 tỉnh vùng núi phía Bắc, nằm giữa 2 vùng Đông Bắc và Tây Bắc. Tỉnh Yên Bái là điểm dừng chân của các dòng người thiên di từ đồng bằng Bắc Bộ lên, từ phương Bắc xuống sinh cư lập nghiệp. Hiện nay, vùng đất Yên Bái là nơi quần cư của 30 dân tộc anh em gồm: Dân tộc Kinh; Dân tộc Dao; Dân tộc Giáy; Dân tộc Khơ Mú; Dân tộc H' Mông; Dân tộc Mường; Dân tộc Nùng; Dân tộc Tày; Dân tộc Thái; Dân tộc Sán Chay (Cao Lan); Dân tộc Phù Lá; Dân tộc Hoa; Dân tộc Bố y; Dân tộc Sán Dìu; Dân tộc Kháng; Dân tộc Lô Lô; Dân tộc Hà Nhì; Dân tộc Ngái; Dân tộc Giẻ Triêng; Dân tộc H Rê; Dân tộc  Ê Đê;  Dân tộc Khơ Me; Dân tộc Bru - Vân Kiều; Dân tộc Cơ Ho; Dân tộc Xơ Đăng; Dân tộc Chăm; Dân tộc M’Nông; Dân tộc Tà Ôi; Dân tộc Gia Rai; Dân tộc Ba Na. Với tổng dân số  toàn tỉnh là trên 773.854 người, trong đó dân tộc Kinh chiếm 54% có 7 dân tộc có dân số trên 10.000 người. 2 dân tộc có từ 2.000 - 5.000 người, 3 dân tộc có từ 500 - 2.000 người. 

Sự phân bố dân cư các dân tộc ở Yên Bái không có lãnh thổ tộc người rõ rệt, họ sống xen kẽ với nhau. Tuy vậy, mỗi dân tộc đều có những vùng quần tụ đông đảo của mình. Tại các vùng này dân số dân tộc đó chiếm tỷ lệ cao hơn so với dân tộc khác cùng cư trú. Tiêu biểu là người Mông cư trú tập trung ở hai huyện Trạm Tấu và Mù Cang Chải; người Thái, người Mường ở huyện Văn Chấn; người Dao ở hai huyện Văn Yên, Văn Chấn; người Sán Chay ở huyện Yên Bình; người Kinh ở thành phố Yên Bái, thị xã Nghĩa Lộ; người Tày, người Nùng ở huyện Lục Yên; người Khơ Mú ở xã Nghĩa Sơn  huyện Văn Chấn; người Phù Lá ở xã Châu Quế Thượng  huyện Văn Yên...  

 Các dân tộc cư trú ở những độ cao khác nhau nên phân thành vùng cao và vùng thấp  và rẻo giữa. Nhà ở, tập quán sản xuất, đời sống văn hóa của đồng bào ở mỗi vùng có những nét đặc thù riêng.  Cộng đồng và các dân tộc trong tỉnh với những truyền thống và bản sắc riêng đã hình thành nên một nền văn hóa rất đa dạng và phong phú, có nhiều nét độc đáo, sâu sắc nhân văn và những truyền thống tập quán trong lao động sản xuất có nhiều bản sắc dân tộc.

Tiếng nói của 30 dân tộc sinh sống ở Yên Bái thuộc các ngữ hệ lớn trong khu vực Đông Nam Á: ngữ hệ Nam Á, ngữ hệ Nam Đảo và ngữ hệ Hán Tạng.

            * Ngữ hệ Nam Á:

            + Nhóm ngôn ngữ Việt – Mường: Dân tộc Kinh, Mường.

            + Nhóm ngôn ngữ Tày – Thái: Dân tộc Tày, Thái, Nùng, Giáy, Sán Chay, Bố Y.

            + Nhóm ngôn ngữ Mông – Dao: Dân tộc Mông, Dao.

            + Nhóm ngôn ngữ Môn – Khơ Me: Dân tộc Khơ Mú, Khơ Me, Ba Na, Xơ Đăng, Cơ Ho, Giẻ Triêng, Bru – Vân Kiều, Tà Ôi, MNông, HRê.

            * Ngữ hệ Nam Đảo:

            + Nhóm ngôn ngữ Mlayô – Phôlinêxia: Dân tộc Ê Đê, Gia Rai, Chăm.

            * Ngữ hệ Hán – Tạng

            + Nhóm ngôn ngữ Hán: Dân tộc Hoa, Ngái, Sán Dìu.

            + Nhóm ngôn ngữ Tạng – Miến: Dân tộc Phù Lá, Hà Nhì, Lô Lô.

Cùng chung sống lâu đời trên vùng đất Yên Bái, đồng bào các dân tộc có truyền thống yêu nước, đoàn kết giúp đỡ nhau trong chinh phục thiên nhiên, chống chọi giặc giã. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, của Bác Hồ, được sự quan tâm của cả nước mỗi bước đi lên của tỉnh nhà đều có sự đóng góp của từng dân tộc, từng dòng họ và từng gia đình. Tất cả kết thành khối đại đoàn kết toàn dân phấn đấu đưa tỉnh Yên Bái giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. 

Để đáp ứng nhu cầu cho bạn đọc nghiên cứu tìm hiểu về các dân tộc sống trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Phòng địa chí thư viện tỉnh ra mắt Bộ sưu tập số với chuyên đề: " SẮC MẦU VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC TỈNH YÊN BÁI ".

Nội dung chuyên đề  Sắc mầu văn hóa các dân tộc tỉnh Yên Bái “  tập hơn 150 tài liệu, các tài liệu đã được lựa chọn cụ thể theo từng dân tộc và được đăng tải trên Website của Thư viện tỉnh. Đây chính là nguồn tài liệu quí để bạn đọc nghiên cứu lịch sử, văn hóa của mỗi địa phương, mỗi tộc người và của đại gia đình các dân tộc tỉnh Yên Bái, đồng thời giúp đông đảo bạn đọc hiểu rõ hơn những nét đặc trưng văn hóa 30 sắc mầu của các dân tộc sống trên địa bàn tỉnh Yên Bái, nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý thức trách nhiệm, niềm tự hào về việc giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa các dân tộc, góp phần củng cố, tăng cường sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc; Tôn vinh bản sắc văn hóa các dân tộc vì một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.

Bạn đọc có thể tìm đọc toàn văn tài liệu trong chuyên đề: " SẮC MẦU VĂN HÓACÁC DÂN TỘC TỈNH YÊN BÁI"  tại Phòng Địa chí Thư viện tỉnh Yên Bái hoặc truy cập vào Website: http://117.0.32.49:81/handle/11744.6/69                                  

Trân trọng giới thiệu tới bạn đọc!

Trần Thị Thủy

Phòng Địa chí 

 

 

XE THƯ VIỆN LƯU ĐỘNG

THƯ VIỆN VIDEO

LƯỢT TRUY CẬP