• Loading...
Sách là nguồn của cải quý báu của thế giới và là di sản xứng đáng của các thế hệ và các quốc gia. (Henry David Thoreau)
 
Báo chí Việt Nam từ khởi thủy đến 1945
Ngày xuất bản: 20/06/2018 7:03:59 SA

Ở Việt Nam báo chí là nhân tố, là phương tiện có sức mạnh đặc biệt to lớn trong việc định hướng nhận thức, hình thành dư luận xã hội, là lực lượng rất quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả của phản biện xã hội trong tiến trình xây dựng một xã hội thực sự dân chủ. Chúng ta có thể thấy rằng báo chí có vai trò rất quan trọng trong đời sống xã hội. Sau Lập pháp, Hành pháp và Tư pháp thì trước tới nay báo chí vẫn được xem là cơ quan quyền lực thứ 4 ở nước ta. Khi nền kinh tế phát triển thì báo chí cũng không ngừng đổi mới, năng động và sáng tạo hơn trong tác nghiệp. Báo chí nước ta ngày càng bám sát đời sống xã hội, thông tin nhanh chóng các sự kiện, đường lối chính sách của Đảng và Chính phủ tới quần chúng, góp phần củng cố, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Nhân kỷ niệm 93 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2018), Thư viện tỉnh Yên Bái giới thiệu cuốn sách “Báo chí Việt Nam từ khởi thủy đến 1945” của tác giả Tiến sĩ Huỳnh Thanh Tòng biên soạn, sách gồm 458 trang khổ 15 x 24cm nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh phát hành năm 2016.

   Nội dung cuốn sách được biên soạn theo phương pháp biên niên với bốn giai đoạn phát triển :

- Năm 1865 được coi là năm khai sinh ra báo chí Việt Nam bằng việc xuất bản Gia Định báo – Tờ báo đầu tiên được viết bằng chữ Quốc ngữ, giai đoạn đầu tiên hay còn gọi là giai đoạn phôi thai bắt đầu từ năm 1865 và kết thúc vào năm 1907 – 1908

- Giai đoạn hai từ 1908 đến 1918 là thời điểm diễn ra một sự kiện quan trọng trong lịch sử cận đại Việt Nam, sự xuất hiện của phong trào Duy Tân và trường Đông Kinh Nghĩa Thục với khẩu hiệu “Giáo dục quần chúng để canh tân xứ sở”. Cuộc vận động vừa mang tính chất chính trị vừa mang tính chất văn hóa này đã tác động đến nội dung báo chí lúc ấy. Nhờ vậy một số tờ báo đã góp phần không nhỏ vào việc thúc đẩy sự tiến bộ của nền văn học quốc ngữ.

- Giai đoạn thứ ba kéo dài trong những năm 1918 đến 1930. Đây là giai đoạn ra đời của nhiều thể loại báo ngày, báo định kỳ, báo cho từng giới (phụ nữ, kinh tế, tôn giáo, thương mại…), báo xuất bản bí mật… Kỹ thuật làm báo và trình độ nghiệp vụ được cải tiến nhiều.

- Giai đoạn cuối bắt đầu từ khi Đảng Cộng Sản Đông Dương được thành lập cho đến hết chiến tranh thế giới thứ hai. Có thể gọi đây là giai đoạn trưởng thành của báo chí Việt Nam với sự ra đời của đủ loại báo, phục vụ rộng rãi nhu cầu của bạn đọc thuộc các tầng lớp xã hội khác nhau và mang đủ màu sắc chính trị.

Thư viện tỉnh Yên Bái xin giới thiệu đến bạn đọc.

                                                                   Chu Thị Hạnh

 Phòng Nghiệp vụ

XE THƯ VIỆN LƯU ĐỘNG

THƯ VIỆN VIDEO

LƯỢT TRUY CẬP