Văn hóa gắn liền với tất cả hoạt động sống của con người. Văn hóa được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác theo dòng chảy thời gian. Trong Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi viết:
“… Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu,
Núi sông bờ cõi đã chia,
Phong tục Bắc
Bình Ngô đại cáo được coi là bản Tuyên ngôn độc lập thứ hai của nước ta. Những giá trị văn hóa như ý thức dân tộc, ý thức về sự toàn vẹn của cương vực lãnh thổ quốc gia chính là nền tảng để hình thành các giá trị yêu nước, cố kết cộng đồng, tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn, được chuyển hóa thành những hành động cụ thể để bảo vệ giang sơn, bờ cõi.
Nhận thức sâu sắc và để tăng cường phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam trong phát triển đất nước, Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã chủ trương coi con người là trung tâm, chủ thể, nguồn lực quan trọng nhất và mục tiêu của sự phát triển; lấy phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam là nền tảng, sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững đất nước.
Nhằm giúp bạn đọc có thêm tài liệu tham khảo về những vấn đề trên, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách chuyên khảo: “Phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước”, được PGS.TS. Nguyễn Duy Bắc và PGS.TS. Vũ Thị Phương Hậu đồng chủ biên. Trên cơ sở tổng hợp, hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam trên các lĩnh vực: kinh tế, xây dựng Đảng, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam, an sinh xã hội, quốc phòng – an ninh, đối ngoại và phát huy đại đoàn kết toàn dân tộc, đề xuất các định hướng và các giải pháp nhằm phát huy giá trị văn hóa và sức mạnh con người Việt Nam trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Sách gồm 359 trang được xuất bản năm 2023, in trên khổ giấy 16 x 24 cm, kí hiệu phân loại 306.09597, đăng kí cá biệt VT9543, MT62122.
Thư viện tỉnh Yên Bái hy vọng bạn đọc đọc sách để cùng gặp lại và hòa vào “Sự đồng lòng đánh giặc của các bô lão tại Hội nghị Diên Hồng, chữ Sát Thát xăm trên tay các chiến binh thời Trần, cuộc hành quân thần tốc của Quang Trung Nguyễn Huệ và cành đào mang về tặng cho công chúa Ngọc Hân sau đại thắng quân Thanh… đã trở thành những biểu tượng văn hóa Việt Nam về một tinh thần sẵn sàng xả thân vì nước nhưng cũng hết sức yêu chuộng hòa bình, công lý”. Cùng tiếp nối truyền thống văn hóa vào công cuộc xây dựng nước Việt Nam phồn vinh và hạnh phúc.
Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc.
Nguyễn Thị Thái
Phòng Nghiệp vụ